TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

CHUYỆN VỀ NGƯỜI NỮ DU KÍCH TRUNG KIÊN
Ngày đăng 14/08/2024 | 15:32  | Lượt xem: 24

Năm 1945, mới 15 tuổi, tôi đã bắt đầu tham gia đưa công văn, giấy tờ cho Mặt trận Việt Minh xã Phương Trung (Thanh Oai).

Gia đình tôi chỉ có 3 chị em gái: Chị Phạm Thị Tạc, tôi và em gái Phạm Thị Ba. Không hần thế mà có lẽ cũng vì thế mà ở tuổi mười lăm, tôi nhiệt tình như một chàng trai. Còn một lẽ khác, năm ở tuổi đó, tôi đã phải ép gả lấy chồng sớm, chồng tên là Lê Văn Quýnh.

Vì nhà toàn con gái nên chồng được ở rể. Tôi đâu thích lấy chồng sớm theo kiểu ép gà nên nhiều lần đã khóc mở cả mắt, không cho chồng lên nhà mình. Như nhiều cô gái cùng cảnh, mấy lần tôi toan tự tử. Chị Thanh Tiệp, cán bộ huyện hội phụ nữ Thanh Oai khuyên tôi: "Nhặt ạ, ai lại nghĩ chuyện chết nhục như vậy. Nghe lời chị, vào du kích đánh Tây, có chết cũng chết trong vinh dự". Năm 1947, tôi tham gia du kích. Bấy giờ, du kích chỉ được phát mìn muỗi, còn tôi, xin hằn mìn dưa như của du kích nam để đánh giặc.

Phụ nữ Tam Hưng luyện tập sẵn sàng chiến đấu (Ảnh: Sưu tầm)

Sau các trận chiến đấu, năm 1949, tôi được kết nạp Đảng. Từ khi địch lấy nhà thờ đạo Chuông (Phương Trung) làm bốt, thì chúng tôi phải rút vào hoạt động bí mật. Không còn giật mìn đánh Tây ban ngày nữa. Tên tôi cũng đã nằm trong sổ đen của giặc.

Ngày nằm hầm, tối ra hoạt động. Thời kỳ đầu đã có lần cơ sở bị lộ, chúng lùng sục bắn chết 6 đảng viên, bắt 5 người, một số bỏ đi lảnh nạn hoặc không hoạt động nữa. Trong khoảng 1 tháng, từ tháng 9 đến tháng 10/1950, chi bộ Đảng ở Phương Trung mất hẳn liên lạc với huyện. Rồi địch cuốc hầm bắt nốt bí thư chi bộ Nguyễn Văn Thập và một cán bộ quyết tử quân Hà Nội là Lê Văn Lương, chi bộ chỉ còn 3 đảng viên: Phạm Thị Nhặt, Lê Tỵ và Nguyễn Văn Giáp. Sang năm 1951, chi bộ Đảng ở Phương Trung được tổ chức lại gồm 5 người, tôi được chỉ định làm bí thư, khi mới ở tuổi 21, đảm trách 3 chức vụ: bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội và phó chủ tịch xã.

Ngày đối với tôi là đêm, đêm ngược lại là ngày. Ban ngày nằm hầm suốt. Chiếc hầm dài 1,5 mét, sâu 1,5 mét, có cửa được ngụy trang kín, cỏ như mới. Rải chiếu ra hầm mà nằm. Những ngày mưa, kê gạch lên mà ngồi. Vì nằm hầm suốt ngày, đầu lúc nào cũng âm ẩm ướt nước, khi trời mưa còn khốn khổ hơn. Cảnh con gái nằm hầm càng tồi tệ. Thời con gái của tôi nằm hầm từ tháng 5/1950 đến tháng 12/1952. Mỗi ngày chỉ có một bữa cơm nóng vào buổi tối, sau đó bà cụ Hệt (nhà nuôi tôi) lại cho tôi một nắm cơm ăn trưa hôm sau. Ban đêm là bầu trời tự do của tôi và các đồng chí khác. Chúng tôi chia nhau đi nắm tình hình tư tưởng, cuộc sống của đảng viên, quần chúng và liên lạc với cấp trên, hội họp bàn bạc công việc, trong đó có công tác địch vận. Địch về lập bốt ở xã Phương Trung, bắt thanh niên đi lính. Cán bộ địch vận đến từng gia đình ngụy quân vận động: không bắn giết nhân dân, không bắt gà lợn của nhân dân, thấy chỉ điểm thì báo lại cho ta, nên bỏ hàng ngũ giặc quay về với nhân dân...

Địch vận với người khác là khó nhưng còn dễ. Địch vận với chồng quả là khó hơn. Tôi đã làm điều đó với chồng tôi, anh Lê Văn Quýnh. Nói sao với chồng đây? Một người chồng sống vì phần nghĩa nhiều hơn. Nhưng mà nhiệm vụ tổ chức giao? Việc mình đích thân địch vận với chồng sẽ làm gương cho người khác cũng địch vận với chồng con họ đang đi lính cho giặc. Rồi nữa, vợ chồng gặp lại nhau sẽ làm vừa lòng bố mẹ hai bên chứ. Ngày nằm hầm, tôi nghĩ lung lao mãi cách tiếp cận, trò chuyện với chồng – người mà đã lâu tôi không gặp. Chuyện về chồng tôi như thế này: Nhà chồng tôi gần bốt nên chúng thường gọi anh Quýnh lên bốt dọn hố xí, dọn cỏ, luôn dọa hỏi: "Vợ mày đâu? Vợ mày thường về hôm nào?". Tức quá, anh bèn đi lính cho khỏi bị bọn chúng quấy quả. Bận ấy, nhân ngày giỗ bố chồng (5/1951), gia đình gọi anh ấy về. Tôi bố trí gặp anh tại nhà cô em chồng. Tôi ngồi trong buồng kín, Quýnh bước vào. Vừa nhìn thấy nhau, ngỡ ngàng một thoáng, tôi buột hỏi:

- Trông anh dạo này khác quá!

Không ngờ, Quýnh tự ái bỏ đi ngay. Sẽ hỏng mất việc. Tôi nhờ cô em chồng gọi giật anh ấy lại.

- Anh có biết vì sao gần bốt giặc mà tôi vẫn lên gặp anh không? - Tôi nói: Tôi lo cho anh. Anh đi lính mà chết trận là tôi mất chồng đấy.

Nghe thế, anh Quýnh bèn ngồi xuống ghế, rồi bộc bạch:

- Hồi ấy chị Dần chết, tôi cứ ngỡ chị nó (vợ) chết, tôi sợ quá!

Rồi Quýnh kể các trận thất bại của giặc.

- Tổ chức yêu cầu anh về càng sớm càng tốt, gọi thêm bạn nữa. Lúc về, nhớ đem theo súng ống cho du kích. Sau đó, anh muốn gia nhập du kích hoặc ra vùng tự do thì tùy.

Nghe rõ điều hơn lẽ thiệt, Quýnh đồng ý ngay.

Việc tôi vận động được chồng đã làm kinh nghiệm để bao nhiêu chị em khác trong xã cũng vận động được chồng con và người thân về với kháng chiến.

Trong khi nằm hầm chờ ra vùng tự do, do một lần về nhà bà chị ăn giỗ, không may Quýnh bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh từ 1 giờ chiều đến 6 giờ tối, rồi chúng bắn chết. Thương anh quá! Bấy giờ trào lên trong tôi tình nghĩa vợ chồng! Nhưng khi biết tin giặc đã cho bêu đầu anh ra đường 22, tôi nghẹn ngào nuốt nước mắt, bản với quần chúng nhân dân cử người đến gặp sếp bốt yêu cầu không được bêu đầu nữa mà phải tổ chức công khai chôn anh Quýnh để ổn định tình thần cho bình lĩnh và dân làng.

Sau những thắng lợi lớn của quân dân ta trong vùng, tình hình địa phương đã sáng sủa hơn, cán bộ không phải thường xuyên ở hầm nữa.

Nhiều năm hoạt động trong lòng địch, sở dĩ tôi không bị bắt, ấy là sự che chở của nhân dân và biết khai thác được những thông tin của các nhân mối do mình gây dựng nên. Mãi đến bây giờ, tôi vẫn không quên, lần ấy địch phát hiện được hầm tôi thật. Là nhân mỗi của ta trong hàng ngũ địch, nên anh Lê Văn San biết được điều đó. Làm cách nào báo cho tôi biết đây? 6 giờ tối hàng ngày địch cũng giới nghiêm không cho lính ra ngoài. San bèn báo tin cho Lê Văn Ngũ cũng là một nhân mỗi khác, là anh rể tôi. Ngũ giả vờ quần quại kêu đau bụng, chúng bèn cho đưa ra trạm quân y gần đề Đáy. Ngũ chuyển tờ giấy báo tin cho cô y tá trạm là người của mình, rồi thư được đến tay chị tôi là Phạm Thị Tạc, vợ anh Ngũ, rồi đến tay cô em gái tôi làm liên lạc là Phạm Thị Ba, rồi đến tay cụ Hệt (người nuôi tôi). Vì thế mà tôi thoát nạn. Trước đó, địch đã treo giải: "Ai bắt được cái Nhặt thưởng một vạn đồng tiền Đông Dương". Lần này chúng huênh hoang cho cả làng xem mặt cái Nhật". Không ngờ, 5 giờ sáng, địch cuốc hầm, chúng chỉ thu được lược, đèn và... nắm tóc rối của tôi.

Do có thành tích trong công tác địch vận, đã vận động được nhiều binh lính Pháp bỏ hàng ngũ và làm nội ứng cho ta ở các bốt, tháng 7/1952 tôi đã được đi dự hội nghị tổng kết chiến tranh du kích ở chiến khu Việt Bắc, được tặng danh hiệu "cán bộ địch vận gương mẫu", nhất là có vinh dự được gặp Bác Hồ kính yêu và năm 1953 tham gia Đại hội Thanh niên, sinh viên thế giới tại Cộng hòa dân chủ Đức và đi thăm một số nước trên thế giới.

Nhớ về một thời son trẻ, thời hoạt động sôi nổi, oanh liệt, đầy khó khăn, gian khổ trong lòng địch, tôi không thể nào quên được những nhân mối, những bà con đã che chở, đùm bọc, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp./.

(Kiều Xuân Thủy ghi theo lời kể của bà Phạm Thị Nhật, nữ du kích, cán bộ địch vận xã Phương Trung, in trong cuốn “50 năm Thanh Oai chiến đầu và xây dựng" (1995)