KINH TẾ - CHÍNH TRỊ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ở, LÀM VIỆC TẠI THÔN XUYÊN DƯƠNG, XÃ XUÂN DƯƠNG TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN
Ngày đăng 12/08/2024 | 21:13  | Lượt xem: 375

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cách mạng. nước ta đứng trước tình hình vô cùng khó khăn, phức tạp, ngàn cân treo sợi tóc.

 Ngoài nạn đói khủng khiếp do hậu quả ách áp bức, đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra, chính quyền non trẻ còn phải trực tiếp đương đầu với những âm mưu thâm độc và hành động chống phá ngày càng trắng trợn của đế quốc bên ngoài là 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc, thực dân Pháp quay lại miền Nam và các tổ chức phản động trong nước như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Việt duy dân... đe doạ nghiêm trọng đến sự tồn tại của chính quyền cách mạng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập. Trước tình hình ấy, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tìm mọi biện pháp, vận dụng các sách lược mềm dẻo, khôn khéo trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc, nhằm đưa cách mạng Việt Nam ra khỏi tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thủ, vừa tạm thời hòa hoãn với Pháp, để tranh thủ thời gian tập trung xây dựng cùng có lực lượng chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp với dã tâm xâm lược đất nước ta một lần nữa kẻ thù chính của nhân dân ta.

          Cuối tháng 12 năm 1946, sau khi đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn vào ngày 17-18/12/1946, thực dân Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội và ngang ngược gửi tối hậu thư cho Chính phủ đòi tước vũ khí của lực lượng tự vệ, trước sự khiêu khích trắng trợn của thực dân Pháp, chiến tranh xâm lược do chúng tiến hành đã thực sự lan rộng cả nước, đặt nhân dân ta trước tình thế phải quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Để đảm bảo sự lãnh đạo đổi với cuộc kháng chiến lâu dài, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Mình đã quyết định rời Thủ đô Hà Nội trở về Việt Bắc. Trên đường trở về căn cứ địa Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã dừng lại ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Tây. Thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai là địa điểm thứ 2 trong nhiều địa điểm dừng chân lịch sử này của Bác. Hôm đó là ngày 19/12/1946, sau khi chủ trì phiên họp Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông để quyết định những đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và thông qua lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến", 18 giờ 45 phút Chủ tịch Hồ Chí Minh rời làng Vạn Phúc về ở và làm việc tại gia đình anh Nguyễn Huy Chúc - một quần chúng cách mạng ở thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai nằm gần đề sông Đáy, vừa đảm bảo bí mật vừa thuận tiện liên lạc và cơ động.

          Cùng đến Xuyên Dương với Chủ tịch Hồ Chỉ Mình có các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ và đồng chị Thanh.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai (Ảnh: sưu tầm)

         

       Những ngày Bác Hồ ở và làm việc tại Xuyên Dương đã được nhân dân địa phương bảo vệ chu đáo, cho Đội tuyên truyền xung phong đồng ở làng mình. Để giữ bí mật, khi cần đi ra ngoài, Bác thường đi vào ban đêm và đều cải trang cẩn thận. Thời gian này, máy bay địch hoạt động nhiều, thường bắn phá ở đường 22. Khi có máy bay gần, Bác thường theo cửa sau, men theo bờ ao, ra hầm trú ẩn ở phía góc vườn.

          Chập tối ngày 13-1-1947, Bác cho mời anh chị Chúc vào gặp. Bác hỏi thăm sức khỏe chị Chúc sau khi sinh cháu gái đầu lòng, dặn uống đều chai rượu Canhkina Bác cho để nhanh chóng lại sức. Thể theo nguyện vọng của anh chị Chúc, Bác đã đặt tên cho cháu là Kim Mình, Bác tặng quà và cảm ơn gia đình rồi qua phà Ba Thá sang Chương Mỹ đi đến ở và làm việc tại thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất.

Bia di tích lịch sử văn hóa tại khu nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Xuân Dương (Ảnh: sưu tầm)

        

      Trong thời gian ở Xuyên Dương, Bác Hồ đã làm việc liên tục và hết sức căng thẳng để tranh thủ từng thuận lợi nhỏ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Trong khoảng thời gian 25 ngày đêm ở và làm việc tại đây (từ đêm 19-12-1946 đến ngày 13-1-1947), để kịp thời lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Mình đã viết trên 60 văn kiện trên tất cả các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, kinh tế, chính trị, xã hội… Một số văn kiện quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày hoạt động ở Xuyên Dương như:

          - Ngày 20-12-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 1 lập Ủy ban bảo vệ đặt tại mỗi khu quân sự, mỗi đơn vị hành chính từ tỉnh trở xuống

          - Ngày 21-12-1946, Hồ Chủ tịch gửi thư cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước đồng minh tố cáo thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, kêu gọi nhân dân Pháp và nhân dân các nước đồng minh ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đồng thời khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.

          - Ngày 24-12-1946, Hồ Chủ tịch viết 3 bức thư gửi cho các kiều dân Pháp, gửi cho các tù bình Pháp và gửi cho đồng bào công giáo Việt Nam nhân ngày Thiên chúa giáng sinh, kêu gọi đồng bào lương giáo đoàn kết đấu tranh để đưa kháng chiến đến thắng lợi.

          - Ngày 25-12-1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi đầu năm mới.

          - Ngày 26-12-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 2 - uỷ quyền cho các Ủy ban kháng chiến khu quyền thiết quân luật trong địa phận của khu.

          - Ngày 27-12-1946, Hồ Chủ tịch nêu ý kiến về các Ủy ban kiến thiết, động viên dân chúng tăng gia sản xuất và về Ủy ban tản cư.

          - Ngày 28-12-1946, Hồ Chủ tịch kỳ sắc lệnh số 3 tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính.

          - Ngày 31-12-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 5 lập 1 Uỷ ban Trung ương tản cư và di cư.

          - Ngày 1-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư chúc mừng năm mới đến nhân dân ta và gửi thư cho Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp năm mới.

          - Ngày 2-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư khen ngợi tinh thần quyết chiến của các chiến sỹ bị thương và sự tận tâm của các y, bác sĩ, cán bộ cứu thương,

          - Ngày 7-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, trịnh trọng tuyên bố lập trường quan điểm về việc chấm dứt chiến tranh, khôi phục mối quan hệ Việt - Pháp.

          - Ngày 7-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư chơ bác sĩ Vũ Đình Tụng để chia buồn con trai hy sinh vì Tổ quốc.

          - Ngày 8-1-1947, nhân mùa kháng chiến đầu tiên, Hồ Chủ tịch làm bài thơ đăng báo Việt Nam độc lập.

          - Ngày 9-1-1947, Hồ Chủ tịch kêu gọi anh em văn hoá, y sỹ, dược sỹ, giáo viên, luật sư tham gia công tác kháng chiến.

          - Ngày 10-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư cho các lãnh tụ và nhân dân các nước nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi 1947.

          - Ngày 10-1-1947, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi đầu năm mới Đình Hợi 1947.

          - Ngày 10-1-1947, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp.

          - Ngày 12-1-1947, Hồ Chủ tịch gửi thư cho các dân tộc Trung Hoa, Xiêm, Miến Điện và các đoàn thể châu Á.

Nghe giới thiệu truyền thống tại nhà lưu niệm Bác Hồ ở Xuân Dương (Ảnh: sưu tầm)

         

      Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ (1990), nhân dân xã Xuân Dương và huyện Thanh Oai đã tôn tạo ngôi nhà của anh Nguyễn Huy Chúc thành "Nhà lưu niệm Bác Hồ", đến năm 2008 được đầu tư mở rộng, tôn tạo, năng cấp để nhân dân trong huyện được thờ phụng, ghi nhớ công ơn của Bác Hồ./.