HOẠT ĐỘNG ĐẢNG - ĐOÀN THỂ HOẠT ĐỘNG ĐẢNG - ĐOÀN THỂ

THẮNG LỢI TỪ CUỘC CHIẾN ĐẤU KHÔNG CẦN SỨC
Publish date 13/08/2024 | 21:58  | Lượt xem: 26

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc đã quay trở lại xâm lược nước ta.

Trước dã tâm của thực dân Pháp, ngày 19-12- 1946, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Trong bối cảnh cùng cả nước sục sôi tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với vị trí địa bàn chiến lược trọng yếu là cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai đã kịp thời i sát cánh cùng quân dân của tỉnh Hà Đông và Thủ đô Hà Nội dồn sức tích cực chuẩn bị mọi mặt để chủ động bước vào chiến đấu với tinh thần khẩn trương nhất.

Ngay trong những ngày đầu tiên khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến, hàng trăm tự vệ, dân công của Thanh Oai đã có mặt ở những vị trí then chốt, tình nguyện lên tuyến đầu để phục vụ chiến đấu, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến" ngăn cản bước tiến của kẻ thù và tham gia chiến đấu giam chân địch tại địa bàn Hà Nội. Trên nhiều đoạn đường quốc lộ số 6, đường 22, đường 71 và các đoạn đê sông Đáy, sông Nhuệ lực lượng tự vệ và dân công của Thanh Oai được huy động tham gia nhiệm vụ phá đường, đào hố, đào hào, đắp ụ; chặt ngả cây cối ven đường, ven đê tạo chưởng ngại vật. Ở các làng, xã, Ủy ban kháng chiến đẩy mạnh xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, dân quân du kích; động viên nhân dân quyên góp tiền, gạo xây dựng quỹ nuôi quân và mua sắm vũ khí, đã huy động mọi lực lượng tử cụ già đến trẻ nhỏ tham gia đào hào, đắp lũy, chặt tre, vót chông rào làng xây dựng các làng kháng chiến.

Sau 60 ngày đêm bị quân dân Thủ đô vây hãm và giam chân trong Hà Nội, ngày 2-3-1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công đánh chiếm thị xã Hà Đông để lập phòng tuyến bảo vệ cho đại bản doanh xâm lược của chúng ở Hà Nội. Một lực lượng từ Hà Nội qua Thanh Liệt, Quỳnh Đô (Thanh Trì) lên vùng Tả Thanh Oai, vượt sông Nhuệ sang Mậu Lương đánh vào nội thị xã. Trận đánh phối hợp của lực lượng tự vệ Thanh Oai với bộ đội chủ lực diễn ra ở Phú Lâm và trận chống cân ở làng Cự Đà - Cự Khê đầy ác liệt đã đi vào lịch sử kháng chiến của huyện Thanh Oai như một mốc son đáng nhớ.

Nhà ông Tư Bảy thôn Cự Đà, xã Cự Khê - nơi diễn ra trận chống càn lịch sử của 4 chiến sỹ tự vệ ta với trên 200 quân địch suốt từ sáng đến tối ngày 27/5/1947

 

Ngày 3-3-1947, bộ binh cơ giới địch từ Phùng theo đề Đáy qua Hoài Đức đánh xuống Mai Lĩnh, vào huyện Thanh Oai. Một bộ phận theo đường 6 ra Ba Thá đánh xuống Ba La và phối hợp cùng cánh quân chiếm đóng thị xã có xe tăng thiết giáp yêm trợ tiến vào địa bàn xã Phú Lâm âm mưu càn quét, lùng sục dọc đường 22 từ Hà Đông đi Vân Đình. Khi địch vừa đặt chân đến địa phận thôn Huyền Kỳ xã Phú Lâm thì bị lực lượng tự vệ và du kích huyện Thanh Oai chặn đánh quyết liệt. Mặc dù ta chủ động chuẩn bị trước, nhưng do lần đầu tiên chạm trán với quân địch, tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn, lực lượng địch với số đông áp đảo, chúng có xe tăng thiết giáp với tốc độ cao đi trước mở đường cho bộ binh càn quét đã phản công dữ dội vào lực lượng ta. Tuy nhiên, với ý chí chiến đấu ngoan cường không run sợ trước sức mạnh của kẻ địch, lực lượng vũ trang của ta và dân quân du kích xã đã dựa vào hệ thống công sự làng kháng chiến, tấn công liên tục gây cho chúng nhiều tổn thất. Nêu cao tinh thần yêu nước và ý chí dũng cảm ngoan cường, các chiến sĩ cảm từ quân của ta đã anh dũng ôm bom ba càng lao thẳng vào xe tăng địch, đòn đánh trực diện này đã làm nổ tung 2 xe tăng địch, tiêu diệt một số tên lính, làm cho chúng vô cùng hoang mang khiếp sợ, buộc chúng phải co cụm về thị xã Hà Đông. Đây là trận đánh mở màn đầu tiên giành thắng lợi của quân và dân Thanh Oai và cũng là trận tiêu diệt xe tăng địch đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Hà Đông trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thất bại trong trận Huyền Kỳ, thực dân Pháp vô cùng cay củ, chỉ riêng trong ngày 27-3-1947 đã mở 2 cuộc càn quét xuống các xã phía Bắc của Thanh Oai như: Đồng Mai, Thanh Cao, Bình Đà, Thạch Bích, Cự Khê, trong đó trận cân vào làng Cự Đà xã Cự Khê là gay go, ác liệt nhất. Thực dân Pháp cho 2 tiểu đoàn kéo xuống càn quét, tảo thanh dọc đề sông Nhuệ nhằm lùng sục, xua đuổi lực lượng và phá vỡ cơ sở kháng chiến của ta. Từ sáng sớm địch kéo về bao vây làng Cự Đà, vừa đến đầu làng chúng đã bị lực lượng vũ trang địa phương của ta chặn đánh. Lực lượng ta chỉ có một trung đội, trong khi lực lượng địch khá đông, ta phải chiến đấu trong điều kiện không cân sức kéo dài từ 9 giờ sáng đến 19 giờ tối, chống trả quyết liệt nhiều đợt phản kích của địch để bảo vệ từng căn nhà, từng ngõ xóm. Một đại đội lính Lê Dương của thực dân Pháp có xe tăng yểm trợ, tiến sát bao vây ngôi nhà 2 tầng của ông Tư Bảy, lực lượng chỉ huy trung đội của ta chốt giữ, 10 giờ sáng ngày 27, trong tình thế khẩn cấp, lực lượng của ta tổ chức cố thủ chận địch, đồng chí Trung đội trưởng Vũ Công Sự (biệt danh "Hùm xám Cự Đà") đã bình tĩnh chỉ huy đánh trả quyết liệt. Địch cho xe tăng tiến lên dùng pháo bắn thẳng vào ngôi nhà 2 tầng đồng thời húc đổ các nhà lân cận để bộ binh xông lên chiếm nhà ngang và tầng dưới của căn nhà. Trước sự tấn công ác liệt của địch, các đồng chí của trung đội vẫn chiến đấu ngoan cường, dũng cảm. Đến chiề lực lượng của ta lúc này chỉ còn lại bốn chiến sĩ tr lại, kiên quyết cố thủ chiến đấu bằng tất cả nhữn gì có trong tay: từ súng, lựu đạn, mã tấu, gạch v vỏ chai... Sau một thời gian giằng c quân địch khuân bàn ghế, cùi chất để cầu thang rồi đổ dầu vào đốt, đồn thời cho Bazoka bắn vào cầu than để dọn đường cho bộ binh tiến lên Tuy nhiên, lực lượng này bị đồng ch Vũ Công Sự dùng lựu đạn tiêu diệt và Offi đánh lui. Quân địch điên cuồng dùng hỏa lực bắn phá tầng 2. Hai đồng chỉ Vũ Công Sự và Nguyễn Đôn Tự rút lên sân thượng của ngôi nhà cố thủ. Đến 19 giờ, quân địch phải rút khỏi làng Cự Đà. Suốt 1 ngày quần thảo chiến đấu với địch, 4 chiến sĩ của ta đã đẩy lùi 8 đợt tiến công của trên 200 tên lính địch, tiêu diệt 40 tên và làm bị thương 15 tên, buộc chúng phải rút lui về thị xã Hà Đông. Trận chống cản ở làng Cự Đà đã có tiếng vang rất lớn, được Bộ Quốc phòng gửi thư khen ngợi và được Liên khu ủy nghiên cứu, biên tập để tuyên truyền học tập trong toàn liên khu.

Làng cổ Cự Đà

 

Thắng lợi từ trận chống càn tại Huyền Kỳ - Phủ Lâm và Cự Đà - Cự Khê tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường của bộ đội địa phương và lực lượng dân quân tự vệ, dân quân du kích... Từ những trận chiến đầy gian khổ và quyết liệt, Đảng bộ và quân dân Thanh Oai đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết đánh giặc, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang của tỉnh trong cuộc chiến đấu không cân sức với thực dân Pháp - một kẻ thù lớn mạnh. Đánh dấu những mốc son lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai./.