HOẠT ĐỘNG ĐẢNG - ĐOÀN THỂ HOẠT ĐỘNG ĐẢNG - ĐOÀN THỂ

ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THU HÚT ĐẦU TƯ
Publish date 24/01/2025 | 11:38  | Lượt xem: 96

   Với những bước phát triển mạnh mẽ về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) hiện đại, diện mạo Thanh Oai giàu đẹp, văn minh trở thành "đầu tàu" của các huyện khu vực phía Nam thành phố Hà Nội đang dần hiện hữu.

          Với những bước phát triển mạnh mẽ về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) hiện đại, diện mạo Thanh Oai giàu đẹp, văn minh trở thành "đầu tàu" của các huyện khu vực phía Nam thành phố Hà Nội đang dần hiện hữu.

   Đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng

   Trong những năm qua, kinh tế của huyện không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng cao. Cùng với cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ được xác định là 2 khâu đột phá của huyện tại Nghị quyết của Đảng bộ huyện Thanh Oai khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Thanh Oai đã nâng cấp, cải tạo khoảng 270km đường giao thông các loại, cơ bản đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các đơn vị trong huyện và vùng phụ cận. Đặc biệt là đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ, đoạn qua Thanh Oai dài 7,9km thuộc địa bàn 6 xã. Huyện cũng đang gấp rút hoàn thành tuyến đường trục phát triển kinh tế của huyện. Về cơ bản hạ tầng khung của huyện được quy hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ, đồng thời quy hoạch hàng ngàn hecta đất đô thị, thương mại và công nghiệp - dịch vụ.

 

Đồng chí Nguyễn Trọng Khiển - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện

phát biểu tại Phiên chất vấn Kỳ họp thứ 20 của HĐND huyện khóa XX,

nhiệm kỳ 2021 - 2026

   Thanh Oai là huyện của ngõ của Thủ đô Hà Nội - nơi kết nối giao thông, giao thương, phát triển kinh tế của các tỉnh thành khu vực phía Bắc và một số tỉnh thành khu vực miền Trung, miền Nam thông qua cầu nối giao thông là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21B, đường trục phía Nam, đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô, đường Hà Đông - Xuân Mai và khu đô thị phía Tây đường Vành đai 4 với quy mô gần 1.000ha theo định hướng quy hoạch. Đây là điều kiện lý tưởng để huyện Thanh Oai trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp, logistics, kích thích sự phát triển hài hòa các hoạt động thương mại dịch vụ, kết hợp duy trì phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tạo tiền đề vững chắc để huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành quận sinh thải của Thủ đô.

   Với tâm thế "đầu tư hạ tầng cũng nhằm phục vụ cho cả vùng phía Nam thành phố cùng phát triển" nên các tuyến đường được Thanh Oai quy hoạch có mặt cắt từ 23 - 50m. Song, để thực hiện mục tiêu này, huyện cũng phải đừng trước áp lực nguồn lực tài chính, giải phóng mặt bằng, đòi hỏi phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng, không đơn thuần là quyết tâm chính trị mà cần có một nguồn lực tài chính rất lớn. Do đó, bên cạnh huy động nguồn lực từ thành phố, Thanh Oai đã chủ động nguồn vốn từ việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn. Cùng với đó, lãnh đạo huyện quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, hoàn thành hạ tầng ký thuật các khu đất để thực hiện đấu giá tạo nguồn thu đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời báo cáo kịp thời thành phố cơ chế hỗ trợ, ứng vốn ngân sách để triển khai các dự án hạ tầng khung.

   Động lực phát triển kinh tế - xã hội vững chắc

   Các CCN trên địa bàn huyện Thanh Oai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động địa phương mà còn được quy hoạch và xây dựng theo những tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường.

   Giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn huyện đã được UBND Thành phố thành lập 5 CCN. Đến nay, cả 5 CCN đã được khởi công, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, đang thực hiện tiếp nhận, cho nhà đầu từ thứ phát vào thuê đất hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó là: CCN Bình Minh - Cao Viên quy mô 41,3ha: CCC Thanh Thùy giai đoạn 2, quy mô 6,5ha; CCN Thanh Văn - Tân Ước, quy mô 52ha: CCN Kim Bài quy mô 48ha; CCN Hồng Dương, quy mô 11,2ha. Cùng với đó, chợ đầu mối Nam Hà Nội (xã Bích Hòa) đi vào hoạt động, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, mang lại việc làm, thu nhập cho người dân.

   Trên địa bàn huyện hiện có 4 CCN đang hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng 83,56 ha. Trong đó, CCN Thanh Oai (xã Bích Hòa) với diện tích 58,7ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; CCN Bích Hòa (xã Bích Hòa) 10.3 ha đã được lấp đây đạt 100%, CCN Thanh Thùy (xã Thanh Thùy) quy mô 5,5 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 70%; CCN Phương Trung 9,06ha, tỷ lệ lấp đầy 55%.

 

Đường trục phát triển kinh tế của huyện

   Với định hướng phát triển các Khu công nghiệp (KCN), CCN về lâu dài sẽ tạo động lực tăng trưởng, phát triển bên vững trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thanh Oai quy hoạch phát triển thành lập 2 KCN với tổng diện tích 750ha (KCN Xuân Dương 350ha; KCN Thanh Văn - Tân Ước 400ha). Nội dung quy hoạch này được tích hợp vào quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, huyện đã đề xuất phương án phát triển cụm CCN giai đoạn 2021-2030 gồm 9 CCN với tổng diện tích là 386ha, trong đó mở rộng 4 CCN với tổng diện tích 130ha (CCN Hồng Dương 30ha; CCN Dân Hoà 30ha; CCN Phương Trung 30ha; CCN Thanh Thùy 40ha).

 

Các đại biểu ấn nút khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

   Để đạt được những kết quả quan trọng trên, lãnh đạo huyện Thanh Oai luôn trăn trở và chú trọng quy hoạch, phát triển các CCN trên địa bàn huyện với mục tiêu góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động tại địa phương. Song song đó, lãnh đạo huyện kiên định với lập trường các dự án đầu tư vào huyện phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thanh Oai không tiếp nhận các loại hình sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, huyện khuyển khích các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh truyền thống, công nghệ cũ lạc hậu sang công nghệ mới, thân thiện với môi trường, cũng như chú ý nhiều hơn đền mẫu mã sản phẩm, tính cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm tốt và phát triển bền vững.

 

Toàn cảnh chợ đầu mối Nam Hà Nội

   Trong thời gian tới, huyện Thanh Oai tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng khung đồng bộ, kết nối giao thông liên kết vùng thông suốt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có môi trường sản xuất kính doanh thuận lợi. Huyện cũng sẽ chú trọng vào chiến lược. đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng tay nghề nhất là lao động có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là những điều kiện quan trọng để Thanh Qai đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững, đem đến nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

   Với những nỗ lực, quyết tâm cao để hoàn thành các mục tiêu trước mắt và lâu dài, chắc chắn Thanh Oai - huyện cửa ngõ phía Nam của Thủ đô sẽ đổi thay nhanh chóng về hạ tầng, tạo đà đưa huyện phát triển văn minh, hiện đại./.

Đồng chí Nguyễn Trọng Khiển

UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện