GIÁO DỤC - Y TẾ
Ngày 2/10 tại trường Tiểu học Bình Minh B, cấp Tiểu học huyện Thanh Oai tổ chức sinh hoạt Chuyên đề cấp huyện thứ 2 của cấp học.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện; Chuyên viên tổ Tiểu học; Phó hiệu trưởng, tổ trưởng khối chuyên môn của 27 trường trong toàn huyện.
Năm học 2024-2025 là năm thứ 5 thực hiện chương trình GDPT 2018 và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học học. Đây là một trong những giải pháp giúp các nhà trường tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.
Đây là buổi sinh hoạt chuyên đề cấp huyện thứ 2 của cấp học. Đánh giá về việc thực hiện sinh hoạt chuyên đề chuyên môn, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai Nguyễn Thị Anh Đào nhấn mạnh: Thực tế cho thấy, qua các hoạt động chuyên đề chuyên môn nghiên cứu bài học đã góp phần tích cực trong việc cán bộ quản lý, giáo viên có cách nhìn bao quát hơn để các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về bài dạy, ở đó giáo viên tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh). Qua sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cho thấy là một hình thức phát triển chuyên môn dành cho giáo viên, tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập thông qua phân tích sâu các bài học cụ thể.
Với những quy trình và cách thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn theo phương pháp này: gồm những nội dung như: Chuẩn bị bài học, lựa chọn bài học, ở đó tập thể giáo viên cùng thảo luận để chọn một bài học trọng tâm. Bài học này nên là một chủ đề khó, hoặc có tính thử thách mà giáo viên muốn cải thiện cách giảng dạy. Cùng xây dựng kế hoạch bài học: Một nhóm giáo viên (thường từ 2-3 người) cùng nhau soạn giáo án. Trong quá trình này, giáo viên cần thảo luận và dự đoán các phản ứng của học sinh khi tham gia bài học, từ đó chuẩn bị các phương án xử lý phù hợp.
Dạy bài học và quan sát: Tiến hành bài dạy, một giáo viên trong nhóm sẽ tiến hành giảng dạy bài học theo kế hoạch đã chuẩn bị. Các giáo viên còn lại sẽ quan sát học sinh (chứ không chỉ quan sát giáo viên giảng dạy). Việc quan sát tập trung vào việc học sinh tiếp thu kiến thức như thế nào, phản ứng ra sao, và mức độ tham gia của từng học sinh. Sau khi bài học kết thúc, tất cả giáo viên tham gia cùng ngồi lại để phân tích bài học. Cuộc thảo luận không tập trung vào việc đánh giá giáo viên dạy mà vào cách học sinh tiếp thu bài học. Các giáo viên quan sát sẽ chia sẻ lại những gì họ thấy, cụ thể về phản ứng, mức độ hiểu bài và tương tác của học sinh. Cùng đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đã sử dụng: Phương pháp nào hiệu quả? Phương pháp nào cần điều chỉnh?.
Dựa trên những phản hồi và phân tích từ cuộc thảo luận, nhóm giáo viên sẽ điều chỉnh lại giáo án để cải thiện các điểm chưa tốt. Bài học có thể được dạy lại bởi một giáo viên khác hoặc trong một lớp học khác để tiếp tục thử nghiệm và cải thiện.
Sau khi đã tiến hành dạy và điều chỉnh bài học, nhóm giáo viên sẽ cùng tổng kết lại những gì đã học được. Những kinh nghiệm này sẽ được áp dụng cho những bài học tương tự trong tương lai. Vì vậy, cần ghi lại toàn bộ quá trình nghiên cứu bài học để làm tư liệu, chia sẻ cho toàn bộ tổ chuyên môn và áp dụng vào các bài học khác.
Nhấn mạnh về lợi ích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào chỉ rõ: Việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp giáo viên tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với học sinh, đặc biệt là các phương pháp giúp học sinh hiểu sâu và chủ động hơn trong học tập. Từ đó, xây dựng được tinh thần đồng đội, khuyến khích sự hợp tác giữa giáo viên trong việc chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển chuyên môn. Phát triển tư duy phản biện, ở đó Giáo viên không chỉ phát triển kỹ năng giảng dạy mà còn học cách quan sát, phân tích và cải thiện việc học tập của học sinh.
Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Thị Anh Đào cũng lưu ý một số vấn đề khi tổ chức thực hiện: Cần tập trung vào học sinh, hướng tới mục tiêu chính của buổi sinh hoạt là nâng cao việc học tập của học sinh, do đó cần tập trung quan sát, thảo luận về các hành vi học tập của học sinh. Môi trường cởi mở sẽ tạo nên buổi sinh hoạt diễn ra trong bầu không khí xây dựng, khuyến khích sự đóng góp ý kiến từ tất cả các giáo viên mà không phê phán cá nhân. Quá trình sinh hoạt nên được ghi chép lại cẩn thận, để có thể rút ra các kinh nghiệm thực tế cho những bài học tiếp theo. Phương pháp này giúp giáo viên không ngừng học hỏi và cải tiến, tạo điều kiện để học sinh đạt được kết quả học tập tốt nhất.
TIN TỨC MỞI Nhất
- BẾ GIẢNG LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỆ TẬP TRUNG K.15A - 23 HUYỆN THANH OAI
- Hội nghị giao ban Thường trực HĐND với các Ban HĐND xã, thị trấn năm 2024
- Thanh Oai đảm bảo y tế học đường và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
- Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở " Nhà máy sản xuất bao bì Hà An " tại cụm Công nghiệp Thanh Oai, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Thanh Oai: Giải nhì chung khảo liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội – Niềm tin và hy vọng" năm 2024
- Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết TTHC lần thứ nhất năm 2024 Thực hiện Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 24/01/2024 của UBND huyện Thanh Oai về Tổ chức Hội nghị đối...
- HÀ NỘI: LÊN ĐỜI 20 QUẬN HUYỆN VÀ 5 ĐÔ THỊ TRUNG TÂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- "TAM HƯNG ANH DŨNG" RÀO LÀNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CÀN QUÉT
- Thanh Oai: Tập huấn Sách giáo khoa môn Toán và môn Tiếng Việt cho giáo viên lớp 5
- "QUẾ SƠN OAI HÙNG" - MÃI ĐI VÀO LỊCH SỬ