GIÁO DỤC - Y TẾ GIÁO DỤC - Y TẾ

XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐẢNG, HẠT NHÂN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở THANH OAI (1930 - 1954)
Publish date 13/08/2024 | 21:48  | Lượt xem: 29

Là huyện liền kề với thị xã Hà Đông và Thủ đô Hà Nội, ngay trong thời kỳ đấu tranh dân chủ (1930 1939) phong trào cách mạng ở Thanh Oai bước đầu đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở một số làng xã phía Bắc huyện như Phú Diễn - Hữu Từ - Tả Thanh Oai, Mai Lĩnh - Yên Phúc - Yên Thành...

Phát triển cơ sở Đàng đầu tiên.

Là huyện liền kề với thị xã Hà Đông và Thủ đô Hà Nội, ngay trong thời kỳ đấu tranh dân chủ (1930 1939) phong trào cách mạng ở Thanh Oai bước đầu đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở một số làng xã phía Bắc huyện như Phú Diễn - Hữu Từ - Tả Thanh Oai, Mai Lĩnh - Yên Phúc - Yên Thành..., là địa bàn thường xuyên có cán bộ Trung ương và xứ ủy qua lại hoạt động. Nhiều quần chúng trong quá trình nuôi giấu và bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng, đã được bồi dưỡng giác ngộ. Cuối năm 1940, 3 quần chúng ở Phu Diễn được Tỉnh ủy Hà Đông kết nạp vào Đảng. Đây là tổ chức Đảng cơ sở Đảng đầu tiên ở huyện Thanh Oai, từ đây phong trào cách mạng ở tổng Tả Thanh Oai đã có tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Đầu năm 1942, chi bộ Đảng ở nhà pháo Bình Đà CO sở Đảng thứ 2 được thành lập trên địa bàn huyện. Ngay sau đó, chi bộ đã bảo vệ thành công cuộc họp Tỉnh ủy Hà Đông tại Bình Đà (tháng 8/1942). Trong giai đoạn từ 1942-8/1945, các cơ sở Đảng đã tích cực xây dựng, phát triển các tổ chức cứu quốc, lực lượng tự vệ vũ trang, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tán phát truyền đơn, tổ chức quần chúng mít tinh, đấu tranh chống phát xít bóc lột... Ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 “Lệnh tổng khởi nghĩa" khắp các làng xã Thanh Oai sục sôi khí thế nổi dậy giành chính quyền. Sáng ngày 27/8/1945, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hàng trăm quần chúng tự vệ vũ trang đã tổ chức biểu tình chiếm huyện lỵ Kim Bài. Từ đây, chính quyền cách mạng từ huyện đến xã được thành lập.

Các đồng chí trong Tỉnh ủy, Xứ ủy từng hoạt động ở Thanh Oai thời kỳ 1939 - 1945 về dự Hội nghị tọa đàm lịch sử (Ảnh: Sưu tầm)

Thành lập Đảng bộ huyện, lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngay sau khi giành được chính quyền, Tỉnh ủy đã điều động, bổ sung một số cán bộ về Thanh Oai chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Việt Minh và Ủy ban cách mạng lâm thời thực hiện 3 cuộc vận động lớn là chống giặc đói, chống giặc đốt và chống giặc ngoại xâm, chú trọng, tuyển chọn những quần chúng cốt cân tăng cường cho các làng xã xây dựng, củng cố phong trào cách mạng, kết nạp những quần chúng ưu tú vào đảng. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trên địa bàn huyện. Ngày 10/10/1945, chi bộ đội công tác huyện Thanh Oai được thành lập, đây là tổ chức Đảng đầu tiên ở cơ quan đầu não của huyện, có nhiệm vụ lãnh đạo tổ chức mọi phong trào cách mạng, đồng thời tập trung phát triển Đảng tiến tới thành lập Ban Huyện ủy. Ngay khi ra đời, chi bộ Đảng đội công tác huyện đã lãnh đạo Ủy ban lâm thời huyện và các xã thực hiện tốt 3 cuộc vận động cách mạng, cùng cổ chính quyền, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, phân địa bàn huyện thành các tiểu khu theo phạm vi hành chính. Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của chi bộ, Ủy ban cách mạng lâm thời và Mặt trận Việt Minh huyện khẩn trương tập hợp các tầng lớp quần chúng nhân dân trong huyện sinh hoạt trong các đoàn thể như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Phụ lão, Thiếu nhi cứu quốc, làng xã nào cũng thành lập bộ phận tuyên truyền, Ban bình dân học vụ, Ban vận động sản xuất cứu đói, có trung đội, tiểu đội tự vệ làm nòng cốt. Đến cuối tháng 10- 1945, chính quyền từ huyện đến xã cơ bản được củng cố trở thành một hệ thống rất chặt chẽ và đi vào hoạt động. Lực lượng tự vệ của huyện sắm sửa, trang bị vũ khí, làm tốt công tác trị an, trấn áp bọn phản động bảo vệ chính quyền cách mạng.

Bản đồ huyện Thanh Oai trong kháng chiến chống thực dân Pháp (Ảnh: Sưu tầm)

Thực hiện 3 cuộc vận động lớn do Mặt trận Việt Minh phát động và hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ huyện đến các làng, xã đều thành lập "Ban cứu đói" để vận động nhân dân quyên góp giúp đỡ lẫn nhau, nhiều nơi đã lập “Hũ gạo cứu đói", "ngày đồng bào nhịn ăn", xã Thanh Cao có phong trào "Nấu cháo cứu tế vận động cho vay thóc không lấy lãi" để cứu người nghèo của xã. Các xã Tam Hưng, Đỗ Động, Hồng Dương, Dân Hòa, Thanh Mai mỗi xã quyên góp được trên 1 tấn gạo, xã Tân Ước lập được hơn 1000 hũ gạo cứu đói ... Mặt trận Việt Minh và chính quyền huyện đã phát động đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát động "Tuần lễ vàng". Hàng trăm lạng vàng do nhân dân các xã tự nguyện đóng góp cho Nhà nước góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia, tiêu biểu xã Hồng Dương quyên góp được 20 lạng vàng, xã Bình Minh 25 lạng vàng....

Cùng với chống giặc đói, Mặt trận Việt Minh tích cực triển khai cuộc vận động "chống nạn mù chữ", Ban Bình dân học vụ của huyện và các xã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia học tập, với nhiều hình thức học chữ. Trong vòng gần 1 năm, Thanh Oai từ 95% dân số mù chữ, đã có 80% dân số biết đọc, biết viết. Bên cạnh đó, Mặt trận Việt Minh huyện chỉ đạo các xã vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ những tệ nạn cũ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào "vệ sinh phòng bệnh"... được đẩy mạnh. Việc tuần tra, canh gác, bảo vệ trật tự trị an làng xóm cũng được duy trì thường xuyên...

Từ tháng 12-1945, chi bộ đội công tác huyện tập trung lãnh đạo các xã làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội. Ở Thanh Oai, mặc dù bọn Quốc dân Đảng, Đại Việt duy dân và các phần tử phản động khác tăng cường cấu kết, mộc nổi với nhau để chống phá nhưng ở Thanh Oai cuộc bầu cử Quốc hội đã thành công, nhân dân đã đi bỏ phiếu đạt trên 90%. Tiếp đó, tháng 4/1946, đã chỉ đạo các địa phương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã, đồng thời thực hiện tốt việc hợp nhất một số xã nhỏ thành xã lớn. Cấp huyện không tổ chức bầu cử HĐND mà các xã cử một đại biểu trong thành viên Hội đồng hoặc Ủy ban hành chính tham gia vào HĐND huyện, trên cơ sở đó bầu ra Ủy ban hành chính huyện.

Thông qua các phong trào cách mạng, chi bộ đội công tác huyện giao cho các đảng viên tích cực bồi dưỡng cốt cán, giáo dục, rèn luyện và phát triển đàng viên. Một số chi bộ ghép tiểu khu được ra đời. Trước sự phát triển nhanh chóng các phong trào trong huyện và yêu cầu của tình hình mới cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tháng 9/1946, trên cơ sở chi bộ đội công tác của huyện, Tỉnh uỷ Hà Đông đã phân công đồng chí Vũ Oanh thay mặt Tỉnh uỷ về huyện tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Huyện uỷ lâm thời Huyện Thanh Oai, gồm 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đức Lạc được chỉ định làm Bí thư. Ban Huyện uỷ lâm thời ra đời thể hiện sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho phong trào cách mạng của Thanh Oai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Đầu năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang, dân quân du kích các địa phương tích cực chuẩn bị kháng chiến, xây dựng mỗi làng là pháo đài chiến đấu, đã phối hợp với bộ đội tổ chức nhiều trận đánh phá tề, chống cản quét của thực dân Pháp, ta đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá huỷ và thu nhiều vũ khí của địch. Huyện uỷ đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo, tư tưởng, mở các hội nghị phổ biến nhiệm vụ mới, nhất là tinh thần chiến đấu "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Công tác cán bộ tiếp tục được quan tâm, tổ chức đảng từng bước được xây dựng và phát triển, một số xã đã thành lập được chi bộ đảng, một số xã ít đảng viên được ghép với xã khác để hình thành chi bộ ghép. Đến giữa tháng 6/1947, toàn huyện đã có 21 chi bộ trong đó có 6 chi bộ ghép. Tháng 7/1947 Đảng bộ huyện mở Đại hội lần thứ nhất tại đình Hoàng Trung xã Hồng Dương, với gần 50 đại biểu, đại diện cho 357 đảng viên ở 21 chi bộ trong huyện. Từ sau Đại hội, nhiều mặt hoạt động được tập trung chỉ đạo sát sao và có sự chuyển biến rất tích cực. Cán bộ, đảng viên thực hiện đợt tự phê bình theo thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đồng chí Bắc bộ, nhằm nêu cao ý chí, phẩm chất đảng viên, chống bệnh quan liêu, vô kỷ luật cục bộ, bè phái. Đồng thời quan tâm đẩy mạnh phát triển "lớp đảng viên kháng chiến". Vì vậy chỉ sau một thời gian ngắn, số chi bộ đã lên đến 38 chi bộ với 609 đảng viên, trong đó có 31 chi bộ xã, 5 chi bộ cơ quan và 2 chi bộ lực lượng vũ trang.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Ảnh: Sưu tầm)

Tháng 10/1948, Liên khu ủy III quyết định sáp nhập Thanh Oai và Thanh Tri thành Liên huyện Nam (gọi là huyện Liên Nam). Tháng 2/1949, Đảng bộ huyện Liên Nam tổ chức Đại hội (tại Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa). Sau Đại hội, huyện tập trung xây dựng lực lượng vũ trang và bản vũ trang, xây dựng 2 đại đội du kích tập trung (với 5 trung đội), lực lượng du kích các xã được tăng cường, tổng số 1.379 người (có 472 là du kích nữ), lực lượng dân quân 8.619 người, phong trào xây dựng làng kháng chiến tiếp tục được đẩy mạnh, với 13 làng kiểu mẫu... Tăng cường phát triển đảng viên mới, đến tháng 6/1949, Đảng bộ huyện có 1.290 đảng viên, riêng tháng 6/1949 kết nạp 348 đảng viên.

Trước những hoạt động mạnh mẽ của ta, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn để đối phó, chúng ráo riết lập tề ở 20 làng phía Bắc đường 71, đồng thời tăng cường lực lượng mở rộng phạm vi chiếm đóng, tháng 4/1950, chiếm đóng toàn huyện, lập bộ máy ngụy quyền từ huyện đến tổng, xã. Từ giữa năm 1949 đến năm 1950, địch thường xuyên tổ chức nhiều trận cản quét lớn đánh phá ác liệt các cơ sở kháng chiến, khu du kích, nhất là địa bàn các xã Hữu Hòa, Tam Hưng, Văn Thùy, Phương Trung, Cao Dương... Trước tình hình này, tháng 1/1951, Tỉnh ủy tăng cường một số đồng chí cán bộ chủ chốt và chỉ đạo huyện Đại hội, tập trung vào nhiệm vụ: quyết tâm bám đất, bám dân, tiếp tục xây dựng cùng cố cơ sở thôn, xã, đội, động viên nhân dân tham gia và ủng hộ kháng chiến. Do tính chất gay go, ác liệt của cuộc kháng chiến và bị địch đánh phả quyết liệt, trong những năm 1950-1951, các cơ sở kháng chiến và Đảng bộ huyện chịu những tổn thất nặng nề. Tháng 9/1951, Huyện ủy họp tại Tri Lễ (Tân Ước) đã thống nhất tập trung lãnh đạo, phân công đảng viên, cán bộ tỏa về cơ sở củng cố xây dựng lực lượng, nắm lấy quần chúng, xây dựng phong trào phá tề, trừ gian, đẩy mạnh công tác địch vận, tích cực gây nhân mối trong hàng ngũ địch và mở khu du kích. Tháng 1/1952, ta tiêu diệt bốt Vác, xây dựng khu du kích Liên Nam từ đường 71 đến đường 73 và từ đường 22 đến sông Nhuệ, tạo bước phát triển mới - tăng cường xây dựng lực lượng dân quân du kích, củng ố các tổ chức Đảng, vận động nhân dân tích cực sản xuất và đấu tranh chống thuế, chồng đi phu, bắt linh, lập tề vũ trang.

Bà mẹ Thanh Oai đưa cán bộ xuống hầm bí mật (Ảnh: Sưu tầm)

Giai đoạn 1952 -1953, Huyện ủy lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự, vũ trang, tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích đánh địch và phá tề trừ gian, phối hợp bộ đội tỉnh tổ chức thắng lợi nhiều trận chống cân - tiêu biểu ở Quế Sơn (tháng 4/1953). Thu đông 1953-1954, Huyện ủy lãnh đạo nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ tháng 2 đến tháng 4/1954 phối hợp với các chiến trường, lực lượng vũ trang huyện liên tục tập kích, phục kích các vị trí địch ở Phương Trung, Vác, Cao Dương, Thanh Mai, Cao Bộ... Bộ đội huyện phát triển thành một đại đội, các xã xây dựng trung đội du kích. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào đấu tranh ngày càng diễn ra sôi động, kết hợp đấu tranh vũ trang và tuyên truyền binh vận, đã làm tan vỡ hàng mảng ngụy quân, ngụy quyền và chủ động tấn công các đồn bốt và hậu cứ của thực dân Pháp. Buộc địch phải từng bước khỏi địa bàn huyện. Ngày 13/8, địch rút khỏi Canh Hoạch và Kim Bài, đến 16h ngày 16/8, địch rút nốt ở Bình Đà và Mai Lĩnh. Quê hương Thanh Oai hoàn toàn giải phóng. Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và sự hy sinh dũng cảm ngoan cường của quân dân Thanh Oai đã hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ cùng quân, dân miền Bắc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước. Ngày 16/8/1954 trở thành dấu mốc vẻ vang trong lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương Thanh Oai anh hùng./.