GIÁO DỤC - Y TẾ GIÁO DỤC - Y TẾ

Cấp Tiểu học tổ chức thực hiện Chuyên đề Toán – Lịch sử, Địa lý lớp 5
Publish date 31/10/2024 | 11:19  | Lượt xem: 109

Năm học 2024-2025, đối với lớp 5 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện hoạt động dạy và học. Ngày 31/10/2024 tại trường Tiêủ học Tân ước. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai đã tổ chức thực hiện 02 Chuyên đề chuyên môn Toán – Địa lý lớp 5.

Chuyên đề Toán cô giáo Hoàng Thị Hiền lớp 5B Trường Tiểu học Tân Ước thực hiện; cô giáo Hoàng Thị Thu Hằng lớp 5B Trường Tiểu học Thị trấn Kim Bài thực hiện môn Lịch sử - Địa lý.

Việc tổ chức chuyên đề trong dịp này (trước khi diễn ra hội thi GV dạy giỏi cấp huyện) đã mang lại rất nhiều ý nghĩa không chỉ dành cho giáo viên mà còn giúp các em học sinh có được những phương pháp học tập tốt hơn. Cả thầy và trò đều lĩnh hội được kiến thức và rút ra bài học kinh nghiệm quý báu từ các tiết dạy chuyên đề. Từ đó xây dựng môi trường học tập hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Chuyên đề Toán và chuyên đề Lịch sử - Địa lý lớp 5 theo chương trình Giáo dục phổ 2018 – là chương trình đổi mới toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, giúp các em không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Chia sẻ  về việc thực hiện các chuyên đề, đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai cho biết: Môn Toán trong chương trình mới không chỉ hướng đến việc trang bị kiến thức mà còn đặc biệt chú trọng rèn luyện tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và ứng dụng thực tiễn. Các bài học Toán không còn dừng lại ở lý thuyết khô khan, mà hướng đến cách tiếp cận sinh động, giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa Toán học với đời sống thực tế.

Từ chuyên đề chúng tôi mong muốn các thầy cô giáo sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến để khuyến khích các em học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Cần tăng cường các hoạt động nhóm, các trò chơi toán học, các bài toán thực hành và những tình huống thực tế để học sinh thấy rằng Toán học không chỉ là công cụ tính toán mà còn là công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Đối với môn Lịch sử và Địa lý thực hiện theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, có nhiều đổi mới, tập trung vào phát triển khả năng tư duy độc lập, tự tìm hiểu và khám phá của học sinh. Các bài học được xây dựng nhằm khơi gợi niềm đam mê với lịch sử dân tộc, lòng tự hào về truyền thống văn hóa và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.

Khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi cũng yêu cầu các thầy cô cần chú đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trực quan sinh động như: bản đồ, hình ảnh, video tư liệu, câu chuyện lịch sử, trò chơi tìm hiểu bản đồ… giúp các em dễ dàng hình dung và nắm bắt kiến thức. Với môn Địa lý, hãy tạo cơ hội để học sinh được khám phá qua các hoạt động thực địa hoặc các dự án nhỏ gắn với môi trường sống xung quanh các em, từ đó giúp các em hiểu rõ hơn về đặc điểm địa lý và môi trường tự nhiên.

Ngay sau demo các tiết dạy các đồng chí quản lý, giáo viên các nhà trường dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, đưa ra những thống nhất chung trong giảng dạy môn Toán, Lịch sử và Địa lý theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Và đặc biệt lưu ý các nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn theo chương trình GDPT 2018. Đó là:

 Cần tăng cường tính tích cực và tự học của học sinh: Chương trình mới đặt người học làm trung tâm, do đó, các thầy cô cần khuyến khích học sinh chủ động trong học tập, tự đặt câu hỏi và khám phá các kiến thức mới. Ở mỗi tiết học các em không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện khả năng tự học và tư duy phản biện.

 Sử dụng phương pháp dạy học đa dạng và sáng tạo: Thầy cô cần đa dạng hóa cách giảng dạy, sử dụng các hình thức như học theo dự án, học qua trải nghiệm, các hoạt động nhóm, giúp học sinh hứng thú và dễ tiếp thu. Đồng thời, tạo điều kiện để các em được trình bày ý tưởng, chia sẻ suy nghĩ của mình về các chủ đề học tập.

 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như video, phần mềm tương tác, bảng thông minh… giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan và sinh động hơn, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.

  Kết hợp kiến thức với kỹ năng sống: Không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, các thầy cô cần hướng dẫn học sinh ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

 Thường xuyên đánh giá quá trình học tập của học sinh: Chương trình mới đánh giá học sinh qua quá trình học tập, không chỉ thông qua điểm số cuối kỳ. Do đó, giáo viên cần có nhiều hình thức đánh giá đa dạng, chú trọng đánh giá sự tiến bộ, cố gắng của các em trong suốt quá trình học tập, giúp các em nhận thức và cải thiện bản thân.

THỜI TIẾT