đô thị
Thanh Oai thực hiện Chỉ thị số 15 của UBND Thành phố Hà Nội ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày đăng: 13:12 10/06/2021 | Lượt xem: 3890
Trong nhiều năm qua, việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận nhân dân và các hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo ra chất thải, khí thải gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí do phát sinh bụi mịn gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư, đồng thời không đảm bảo an toàn về phóng cháy chữa cháy. Cùng với đó là việc đốt rơm rạ sau thu hoạch được coi là một thói quen của người nông dân, cũng chính là nguyên nhân không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường sống, làm cho không khí trở nên ngột ngạt, ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người mà còn gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông, làm mất chất dinh dưỡng của đất, tiêu diệt các loài thiên địch có ích dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh hại trên cây lúa. Việc đốt rơm rạ sẽ tạo nên một lượng bụi mịn có đường kính không nhỏ sẽ đi vào phổi, máu của người hít phải, chính điều này gây nên các bệnh về đường hô hấp cấp và mạn tính. Bởi theo các chuyên gia nếu như ô nhiễm bụi bình thường thì người dân dùng khẩu trang đã có thể nhăn chặn được, còn với bụi mịn thì khẩu trang cũng không giúp ích được cho người dân ngăn chặn khói bụi của việc đốt rơm rạ. Nguyên nhân của việc đốt rơm rạ là do thói quen cùng với nhận thức của người dân còn hạn chế chưa hiểu hết những tác hại của việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó do điều kiện kinh tế của người dân còn hạn chế nên việc triển khai các biện pháp xử lý rơm rạ nhất là việc dùng chế phẩm sinh học để phân hủy còn gặp nhiều khó khăn.
Trước những yêu cầu cấp bách để bảo vệ môi trường sống được trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thành phố. UBND thành phố đã ban hành 2 Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về việc tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Để triển khai thực hiện hiệu quả 2 Chỉ thị góp phần tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải theo tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố tại công văn số 742/UB-ĐT ngày 15/3/2021, yêu cầu sau ngày 1/1/2021 địa bàn thành phố không còn tình trạng sử dụng bếp than tổ ong, tuy nhiên tính đến hết quý 1/2021 tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong được xóa bỏ đạt 96,23%. Để xóa bỏ hoàn toàn 100% bếp than tổ ong UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện thị xã tăng cường công tác thực thi và giám sát đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân ký cam kết không sử dụng bếp than tổ ong đồng thời có biện pháp xử lý quyết liệt tình trạng vẫn còn sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn. Đối với các quận huyện xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong cần tiếp tục giám sát, duy trì kết quả, tránh để tái sử dụng bếp than tổ ong. Đới với các quận huyện vẫn còn tồn tại bếp than tổ ong đề nghị tăng cường, chỉ đạo, giám sát để xử lý dứt điểm trong quý 2/2021, cam kết không còn tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn quản lý.
Tại Chỉ thị số 15 ngày 18/9/2020 của UBND thành phố chỉ đạo, yêu cầu sau ngày 1/1/2021 không còn tình trạng đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định. Hiện nay tình trạng đốt rơm rạ đã giảm đáng kể, tỷ lệ đốt còn 11,1%. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch góp phần giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời thực hiện hiệu quả lộ trình Chỉ thị là không còn tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố vào năm 2021, vì vậy UBND thành phố yêu cầu cam kết không để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch tháng 6/2021 ở vụ Đông Xuân. Các huyện có diện tích rơm rạ trên địa bàn thành phố tăng cường giới thiệu và triển khai các giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa, nhằm hạn chế tối đa tình trạng đốt rơm rạ sau mùa vụ. Hợp tác với các doanh nghiệp thu gom xử lý rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp để được hỗ trợ và triển khai các giải pháp đồng bộ hiệu quả. Tiếp tục tăng cường tìm kiếm các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính nhằm hỗ trợ, triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện và đặc thù của từng địa phương.
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 15 ngày 18/9/2020 của UBND thành phố đến nay, đã có 11/30 quận, huyện, thị xã xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 15. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chỉ thị số 15 thông qua nhiều hình thức như phát thanh, truyền hình, báo chí đăng tải trên cổng thôn tin điện tử của quận, huyện, thị xã. Cùng với đó đã thực hiện công tác hỗ trợ tài chính đến người dân để sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Theo kết quả điều tra cho thấy địa bàn thành phố có tổng diện tích canh tác 125.464 ha, thu hoạch được 724.232 tấn lúa và phát sinh hơn 710.676 tấn rơm rạ tươi. Lượng rơm rạ phát sinh được xử lý theo các phương pháp: làm thức ăn cho gia súc; làm nguyên liệu trồng nấm; tích hợp trong đất; làm phân hữu cơ; đốt trực tiếp tại đồng ruộng.
Tỷ lệ đốt rơm rạ tươi năm 2020 giảm so với kết quả khảo sát năm 2017. Trong vụ Đông Xuân năm 2020 tỷ lệ đốt rơm rạ chiếm 20% trong đó các huyện có tỷ lệ đốt cao là Gia Lâm 50%, Hoàng Mai, Thường Tín 50%, Thạch Thất 45%, Chương Mỹ 37%, Thanh Trì 33%, Đông Anh 12%, Quốc Oai từ 7%, các huyện còn lại có tỷ lệ đốt thấp dưới 2%. Trong vụ Hè Thu là 2,2% các huyện có tỷ lệ đốt cao là Hoài Đức 11%, Thanh Oai, Ứng Hòa 6,5%, Chương Mỹ 3,5%. Các huyện còn lại có tỷ lệ đốt thấp dưới 2%.
Theo kết quả quả kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ cho thấy, tại vụ Đông Xuân năm 2020 làm phát sinh 163,34 tấn bụi mịn PM2,5 và 23,163 tấn Co2. Tại vụ Hè Thu năm 2020 lượng chất ô nhiễm nãy đã giảm đi rất nhiều với kết quả kiểm kê được cho thấy lượng bụi mịn PM2,5 là 95,3 tấn, giảm 42% và Co2 là 13,513 tấn giảm 52% so với vụ Đông Xuân. Kết quả tính toán từ mô hình hóa, quá trình lan truyền ô nhiễm, mặc dù các huyện có tỷ lệ đốt rơm cao như Thường Tín, Hoài Đức, Gia Lâm nhưng khí thải lại di chuyển xuống phía Nam của thành phố gây ô nhiễm cho các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa và Thanh Oai. Điều đáng chú ý là khu vực thị trấn Sóc Sơn trong đó có cả sân bay Nội Bài cũng là vùng chịu ô nhiễm do hoạt động đốt rơm rạ, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn bay, do đó phải có giải pháp hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm khói bụi từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch.
Mặc dù đã giảm đáng kể tình trạng đốt rơm rạ, trung bình năm 2020 giảm còn 11,1%. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch góp phần giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời thực hiện hiệu quả mục tiêu Chỉ thị là không còn tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố vào năm 2021 và xóa bỏ hoàn toàn 100% bếp than tổ ong, UBND thành phố chỉ đạo giao các Sở, ban ngành chức năng xây dựng đề ra các nhóm giải pháp để tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi về Chỉ thị số 15, truyền thông rộng rãi để thay đổi nhận thức, hành vi cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức để nhân dân hiểu rõ tác hại của việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe, giới thiệu các giải pháp kỹ thuật thay thế, tăng cường giám sát, đánh giá hiện trạng quản lý rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp và tình trạng đốt chất thải khác không đúng quy định. Khẩn trương bổ sung tiêu chí “không sử dụng bếp than tổ ong, không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định” để xét công nhận địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới vào Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao.
Đối với huyện Thanh Oai cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông thành phố, mỗi năm đã hỗ trợ chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch với diện tích là 100 ha. Năm nay, huyện cũng đã được tổ chức phi chính phủ hỗ trợ 80 ha, Trung tâm sống, học tập vì môi trường và một số doanh nghiệp liên kết để hỗ trợ 2 xã Tam Hưng và Bình Minh, trong đó xã Bình Minh trên 50 ha và Tam Hưng là 30 ha. Hiện nay 2 xã đã thống nhất phương án và sắp xếp thời gian tập huấn cho các trưởng nhóm nhỏ và các kỹ thuật viên của HTX để ứng dụng vào thực tiễn trên đồng ruộng. Cùng với việc tạo nguồn liên kết hỗ trợ chế phẩm sinh học, huyện Thanh Oai đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo các ngành chức năng, các đơn vị xã thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng và trên đường giao thông. Có những hướng dẫn cụ thể để phổ biến cho bà con nông dân các giải pháp sử dụng, xử lý rơm rạ hiệu quả để làm phân bón, trong sản xuất nấm, phân hữu cơ, phân vi sinh phục vụ cho sản xuất và đời sống, áp dụng biện pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm tại ruộng để trả lại chất hữu cơ cho đất, giảm thiểu sử dụng phân hóa học. Phân công lực lượng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở kịp thời đối với các trường hợp phơi đốt rơm rạ kiên quyết xủa lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Để triển khai và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 15 của UBND thành phố, huyện Thanh Oai đã xây dựng kế hoạch số 438 ngày 25/11/2020 với mục đích nhằm thực hiện các biện pháp quyết liệt để chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất liệu khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng trên địa bàn huyện. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của việc đốt rơm rạ nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát huy vai trò trách nhiện của chính quyền địa phương và từng công dân trong công tác thực thi pháp luật.
Với mục tiêu nhằm đảm bảo có một môi trường sống trong lành, vì sức khỏe của cộng đồng, nông dân Thanh Oai không đốt rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng, trên đường giao thông. Hãy nâng cao nhận thức, thực hiện hiệu quả hướng dẫn của các ngành chức năng để sử dụng rơm rạ, phụ phẩm cây trồng một cách hữu ích, tái tạo đúng quy trình tạo nguồn phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi. Nông dân Thanh Oai nêu cao ý thức vì cộng đồng, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị số 15 vì một thành phố không khói rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, vì sức khỏe của cả cộng đồng, vì một môi trường sống trong lành nông dân Thanh Oai kiên quyết và hãy nói không với việc đốt rơm rạ và loại trừ việc sử dụng than tổ ong đảm bảo cho môi trường sống trong lành.
các tin khác
- Thông báo đặt lịch làm việc với các cơ quan đơn vị để thu thập thông tin lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2026 trên địa bàn huyện Thanh Oai
- Thông báo về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, danh mục chuyển đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2021
- Tăng cường công tác Quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển đô thị tạo diện mạo huyện Thanh Oai giàu đẹp văn minh
- Lễ khởi công dự án nâng cấp, mở rộng QL 21B đoạn qua thị trấn Kim Bài kết hợp xây dựng quảng trường, công viên cây xanh
- Thanh Oai giao ban công tác quản lý đất đai, GPMB, giao đất dịch vụ và trật tự xây dựng
- Hội nghị tuyên truyền hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng
- Hội nghị tập huấn công tác PCCC và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư