di tích lịch sử
-
DI TÍCH ĐỀN NỘI- BÌNH ĐÀ, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày đăng: 14:41 01/05/2020 | Lượt xem: 1170
Đây vốn được biết đến là một làng Việt Cổ, xưa mang tên Nôm là làng Bùi, sang thời Tiền Lê mang danh chạ Bảo Cựu, đến thời Lý đổi là Bảo Đà. Địa danh Bình Đà có từ thời vua Minh Mệnh nhà Nguyễn (1820). Từ trung tâm Hà Nội xuôi chéo qua quận Hà Đông, theo quốc lộ 6 khoảng 3km, tới Ba La, rẽ trái theo đường 21B (trục đường đi Vân Đình, Chùa Hương) chừng 7 km qua tổng Xốm là tới Bình Đà. Bình Đà nổi tiếng bởi ngôi Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, và Lễ hội Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân mang giá trị lịch sử độc đáo của dân tộc
Xem chi tiết -
ĐỊA DANH DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ LƯU NIỆM BÁC HỒ THÔN XUYÊN DƯƠNG XÃ XUÂN DƯƠNG, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày đăng: 14:37 01/05/2020 | Lượt xem: 974
Xã xuân dương nằm phía Tây Nam cuối huyện Thanh Oai, nhân dân xã Xuân Dương vốn có truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng, sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, bảo vệ cán bộ, nằm trên vị trí thuận tiện giao thông đi lại, có tỉnh lộ 429, có dòng sông Đáy chảy qua, từ Xuân Dương dễ dàng di chuyển đến vùng Thanh Hóa- Ninh Bình hoặc ngược lại Hòa Bình – Sơn Tây.
Xem chi tiết -
DI TÍCH CHÙA BỐI KHÊ – XÃ TAM HƯNG, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày đăng: 14:34 01/05/2020 | Lượt xem: 1617
Chùa Bối Khê tọa lạc trên địa bàn thôn Song Khê, xã Tam Hưng nằm giữa vùng đất trù phú của huyện Thanh Oai ở tả ngạn sông Đáy, là cửa ngõ phía tây của kinh thành Thăng Long. Con sông Đáy vốn hiền hoà nhận nước của sông Hồng chảy dài qua một vùng đông dân vì thế đã một thời là đường giao thông thuỷ huyết mạch trong vùng và sớm hơn nữa vai trò của nó đã được xác lập trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Du xuân chảy hội trong những ngày đầu năm mới là truyền thống và cũng là nét văn hoá của dân tộc. Bắt đầu cho một chuỗi những lễ hội xuân trên địa bàn huyện Thanh Oai là lễ hội chùa Bối Khê xã Tam Hưng ngày 12 tháng Giêng Âm lịch.
Xem chi tiết